Đi tìm một căn bản tư tưởng

90,000

“Tại sao chiều nay tôi lại tới trước đèn suy nghĩ cạnh những trang giấy trắng?”

Đó là một câu hỏi mà tác giả thường tự đặt trong khi biên soạn tập này. Vì đây cũng chỉ là một bộ sách nhỏ khởi nghiệp bằng việc đề cập lại vấn đề duy tâm, duy vật. Hẳn nhiều người suy tư nhiều sẽ cho đó là một vấn đề đã cũ và từ 5000 năm nay, dưới ánh mặt trời, những người đi trước đã bàn luận hết rồi. Hoặc có người chú trọng tới những việc cấp thiết sẽ nói: đây chỉ là lời bàn luận triết học và những tư tưởng suông này chưa chắc có ảnh hưởng gì đến hành động thực tiễn.

Vẫn biết rằng, bên ngoài đời, cuộc tranh đấu thực tiễn thường phô diễn những trường hợp đau thương, thê thảm gấp mấy lần những điều ghi chép trong sách vở. Nhưng thiển nghĩ làm mà không biết hoặc biết mà tư tưởng không định, đều là những khiếm khuyết lớn lao.

Phương chi ngày nay, thế mê cung trong tư tưởng và ngoài xã hội còn mênh mông, phức tạp gấp bội những giai đoạn trước. Sự kiện xã hội càng phát triển sâu rộng bao nhiêu, song xã hội là do con người tạo nên, và con người cần tu chỉnh tư tưởng để thích ứng những biến chuyển bên ngoài và nhận định những phương hướng tiến tới.

Vấn đề duy tâm, duy vật, từ mấy thiên niên kỷ nay, nhân loại vẫn ngả nghiêng giữa hai trào lưu triết học đó cùng những quan niệm nhân sinh tương ứng và đến ngày nay, con người và xã hội vẫn đứng trước ngần ấy vấn đề để giải quyết và lựa chọn.

Trong việc góp phần xây dựng một căn bản tư tưởng về nhận thức (quyển I) và nhân sinh (quyển II), tác giả thường có mấy điểm quan tâm: Một là cố hết sức căn cứ vào những kết quả mà khoa học đã thâu hoạch về con người và vũ trụ để tiến tới một nền nhận thức chân xác; hai là đứng ngay trên lập trường diễn tiến của tư tưởng và xã hội để xác định giá trị của các trào lưu tùy theo từng giai doạn.

(Trích dẫn trong LỜI NÓI ĐẦU của Nghiêm Xuân Hồng)

icons8-exercise-96 chat-active-icon