Hiện Tượng Học Tinh Thần (Trọn Bộ 2 Cuốn)

480,000

Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng Hiện Tượng Học Tinh Thần (Trọn Bộ 2 Cuốn) là một trong các tác phẩm khó nhất và tham vọng nhất trong kho tàng triết văn thế giới. Tuy thế, bất chấp nhận định của W. Winderlband hơn 100 năm trước “Giống người đã có thể hiểu được quyển Hiện tượng học Tinh thần của Hegel đang trên đà tuyệt chủng. Giờ đây, ngay số người đã chịu khó đọc tác phẩm ấy từ đầu đến cuối chắc cũng chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay mà thôi” thì Hiện tượng học Tinh thần vẫn cứ tiếp tục có ma lực dị thường. Và muốn tìm hiểu về Hegel không còn cách nào khác chúng ta phải bắt đầu với Hiện tượng học Tinh thần – tác phẩm lớn đầu tiên và cũng là tác phẩm thiên tài nhất của ông.

Dẫu biết ngọn núi cao là thế, mà trong hơn 200 năm qua không một sinh viên ban triết nào thôi mơ có ngày vượt qua, không một nhà triết học nào giấu được cái ý niệm một ngày không xa leo được lên vai người khổng lồ. Và có lẽ, chỉ có Goethe – đại thi hào lỗi lạc của nước Đức – là “người lớn” duy nhất dám thành thật thừa nhận là không hiểu nỗi cuốn Hiện tượng học Tinh thần dù được Hegel đích thân giảng giải nhiều lần.

Khác với Kant – người có cách hành văn tuy nặng nề nhưng sáng sủa –, Hegel lại có lối viết tối tăm và kỳ ảo khiến cho việc tiếp cận ông càng khó khăn hơn. Đừng vội nản, vì dịch giả – nhà nghiên cứu triết học đầy thẩm quyền Bùi Văn Nam Sơn đã gánh cho người đọc chúng ta những phần khó khăn nhất, ông đã vật lộn với chữ nghĩa tối tăm của Hegel trong nguyên tác để mang lại cho bạn đọc một bản dịch tiếng Việt tuy không dễ đọc và không thể đọc vội nhưng “có thể đọc được” như lời ông chia sẻ.

Với tác phong làm việc nghiêm cẩn, bên cạnh nguyên bản tiếng Đức, vị dịch giả đáng kính của chúng ta cũng thường xuyên tham khảo các bản dịch có giá trị tiếng Pháp và tiếng Anh của Jean Huppolite, Bernard Bourgeois, J. B. Baillie, A. V. Miller. Với hơn 1300 chú thích được làm mới cũng như tham khảo từ nhiều nguồn để giải thích các thuật ngữ khó hiểu, giúp người đọc đỡ mất công tra cứu và đọc tiếp dễ dàng. Vì là văn bản khó đọc, nên cuối mỗi tiết lớn hay mỗi chương, dịch giả thêm phần “Toát yếu”, tóm tắt đại ý của từng tiểu đoạn, giúp người đọc dễ ghi nhớ và ôn lại những gì đã đọc. Tiếp theo, cuối mỗi tiết lớn hay mỗi chương, tiếp sau phần “Toát yếu”, dịch giả có thêm phần “Chú giải dẫn nhập” với mục đích khiêm tốn: giúp bạn đọc mới lần đầu tiếp xúc với Hegel đi vào tác phẩm dễ dàng hơn.

icons8-exercise-96 chat-active-icon