Lịch Sử Lý Luận Phê Bình Văn Học Việt Nam: Từ Khởi Đầu Đến Hết Thế Kỷ XX

200,000

Chúng ta có một nền văn chương đáng tự hào, nhất là thơ ca với những thi nhân tầm cỡ thế giới như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương. Thế nhưng, bộ môn lí luận, phê bình chưa thật sự phát triển, nhất là lí luận văn học. Hầu hết các nhà lí luận của chúng ta mới dừng ở mức cố gắng “làm sáng tỏ” một lí thuyết của văn nghệ nào đó đã có trên thế giới, hoặc vận dụng nó vào phân tích, đánh giá các hiện tượng văn học trong nước. Chưa có ai đặt vấn đề hay có thể tạo một lí thuyết văn học riêng. Xưa như thế mà nay cũng vậy. Lí luận vẫn chủ yếu phục vụ cho công việc phê bình. Cũng có một số công trình lí luận, nhưng phần nhiều là những sách khái lược, khái luận, những giáo trình trong nhà trường, các sáng tác có quan điểm văn nghệ riêng thì phần nhiều phát biểu bằng ngôn ngữ hình tượng. Tình trạng yếu lí luận này có lí do tự sự kém phát triển của triết học, của các khoa học nhân văn khác và tâm lí chạy theo cái “thiết thực”, bài bác những cái được gọi là trừu tượng, “viễn vông”. Trước một thực tế kém phân hóa như vậy, chúng tôi cho rằng viết gộp lịch sử lí luận với phê bình là cách làm thích hợp.

Cuốn sách này trước hết nhằm theo dõi sự thay đổi những quan niệm về văn học và phương pháp tiếp cận văn học qua các giải đoạn. Tuy vậy cũng không thể bỏ qua những sự kiện quan trọng khác của đời sống lí luận, phê bình, chẳng hanh như những cuộc tranh luận văn học, các sự kiện xã hội, văn hóa, văn học có tác động mạnh đến đời sống lí luận, phê bình văn học một thời. Chính vì thế trong cuốn sách này, với mỗi giai đoạn, chúng tôi đều chia ra làm hai phần để trình bày: phần tổng quan mô tả những nét chính bối cảnh đời sống lí luận, phê bình; phần kia – những lối tiếp cận văn học, nó cũng có một đời sống riêng rất phong phú, sinh động, nhất là ở những giai đoạn chuyển đổi

icons8-exercise-96 chat-active-icon