Quản lý và phát triển Thăng Long – Hà Nội, lịch sử và bài học

160,000

Chuyên khảo này được hoàn thành trên cơ sở tổng kết kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học cấp Nhà nước Thăng Long – Hà Nội với vai trò trung tâm chính trị, hành chính của đất nước – những bài học về quản lý và phát triển, mã số KX.09.02 do Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển – Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ quan chủ trì, PGS.TS Vũ Văn Quân làm Chủ nhiệm.

Trên cơ sở kế thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu, các công trình nghiên cứu đi trước, chuyên khảo này sẽ tập trung khảo sát lịch sử Thăng Long – Hà Nội trên phương diện quản lý và phát triển, để rút ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc định hướng các giải pháp tổ chức quản lý và phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.  Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của chuyên khảo này là Thăng Long – Hà Nội nhưng nhấn mạnh đến vai trò trung tâm chính trị, hành chính quốc gia của đô thị này. Vì thế, các vấn đề về quản lý và phát triển được tập trung khảo sát ở đây đều phải xuất phát từ đặc trưng đó.

Cuốn sách được chia làm 6 chương như sau:

Chương I: Quản lý và phát triển Thăng Long – Hà Nội từ định đô đến xâm lược của Pháp (1010 – 1873)

Chương II: Quản lý và phát triển thành phố Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc (1873 – 1945)

Chương III: Quản lý và phát triển thành phố Hà Nội từ sau Cách mạng tháng Tám đến giải phóng Thủ đô (1945-1954)

Chương IV: Quản lý và phát triển Thủ đô Hà Nội từ 1954 đến 1975

Chương V: Quản lý và phát triển Thủ đô Hà Nội từ 1975 đến nay

Chương VI: Bài học về quản lý và phát triển Thăng Long – Hà Nội với vai trò trung tâm chính trị – hành chính quốc gia

Hết hàng

icons8-exercise-96 chat-active-icon