Thủ công nghiệp, công nghiệp từ Thăng Long đến Hà Nội

160,000

– Đề tài giới thiệu một khía cạnh cụ thể của quá trình phát triển kinh tế của Thủ đô từ Thăng Long đến Hà Nội nhằm góp phần vào công tác tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thủ đô đã phát triển từ 1010 đến 2010. Công trình có ý nghĩa phục vụ đông đảo bạn đọc quan tâm và các nhà nghiên cứu.

– Cuốn sách tập trung vào giới thiệu quá trình phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thăng long – Hà Nội, đi từ trình độ thủ công nghiệp lên trình độ đại công nghiệp XHCN. Quá trình này là một bộ phận hữu cơ của quá trình phát triển nền kinh tế xã hội nước ta, qua các giai đoạn lịch sử kế tiếp nhau. Do chủ đề của cuốn sách nên nội dung tập trung vào giới thiệu quá trình phát triển thủ công nghiệp và công nghiệp Hà Nội từ sau cách mạng tháng 8-1945 và tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ sau khi giải phóng Thủ đô năm 1954 đến nay. Nội dung sách tập trung làm rõ mấy đặc điểm chủ yếu :

          Quá trình phát triển từ thủ công nghiệp của Việt Nam nói chung, của Thủ đô Hà Nội nói riêng, được thể hiện chủ yếu trong quá trình phát triển của làng nghề thủ công, nhất là từ khi bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới. Tới nay, trong chừng mực nhất định, có thể hình dung các làng nghề hiện nay như là một công xưởng, với trình độ cơ khí hóa ở những mức độ khác nhau, gồm nhiều dây chuyền sản xuất được bố trí song song của các hộ gia đình, hoạt động kinh doanh chủ yếu theo phương thức tự sản tự tiêu. Do đó, trong quá trình thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của làng nghề còn những nhược điểm nhất định như sức cạnh tranh còn yếu, không có thương hiệu của ngành hàng, môi trường bị ô nhiễm. …

          Công nghiệp cơ khí hóa được đầu tư phát triển trên hai bình diện. Một là trên bình diện phát triển song song với sự phát triển của 11 ngành nghề thủ công truyền thống. Hai là trên bình diện phát triển đi thẳng ngay lên trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở hai ngành nghề chủ yếu là ngành công nghiệp điện lực (công nghiệp năng lượng) và ngành công nghiệp điện tử – công nghệ thông tin.

           – Qua đó cuốn sách rút ra những bài học ban đầu trong việc quản lý, một số định hướng phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hiện nay.

icons8-exercise-96 chat-active-icon