Người Xưa Dạy Trẻ: Tam Tự Kinh Và Giáo Dục Ngữ Văn Ở Việt Nam

108,000

Người Xưa Dạy Trẻ: Tam Tự Kinh Và Giáo Dục Ngữ Văn Ở Việt Nam

NGƯỜI XƯA DẠY TRẺ: TAM TỰ KINH VÀ GIÁO DỤC NGỮ VĂN Ở VIỆT NAM
儒家蒙學研究:《三字經》與越南的語文教育
Confucian Primary Education: ‘Three-Character Classic’ and Literacy in Vietnam

Các công trình nghiên cứu lịch sử giáo dục Việt Nam thời trung đại (giáo dục khoa cử) trước đây thường lưu ý nhiều hơn đến các bậc học cao của sĩ tử (đại học), tức là thiên về giáo dục nghĩa lí và kinh điển Nho giáo, về nội dung học và cách thức làm bài thi, chứ ít khi để tâm nghiên cứu bậc học đầu tiên khi trẻ em bắt đầu đến trường (tiểu học), tức là giáo dục ngôn ngữ văn tự và đạo nghĩa nhân sinh cho cấp học vỡ lòng. Một nhận thức như thế về lịch sử giáo dục khoa cử Việt Nam sẽ đặt ra yêu cầu nghiên cứu để bù lấp khoảng trống đó, để hình dung ra quá trình giáo dục một cách toàn diện hơn, xuất phát từ ngay những bước khởi đầu, chứ không chỉ chú tâm tới những bậc học cao cấp. Chuyên khảo này phác hoạ giai đoạn sơ khởi của giáo dục khoa cử thông qua “nghiên cứu trường hợp” (case study) về lịch sử tồn tại và ứng dụng của một cuốn sách giáo khoa quan trọng bậc nhất trong giáo dục tiểu học Hán văn thời xưa ở Đông Á nói chung và tại Việt Nam nói riêng: cuốn Tam tự kinh.

icons8-exercise-96 chat-active-icon