Lịch sử tư tưởng phật học Trung Quốc

120,000

Lịch Sử Tư Tưởng Phật Học Trung Quốc
Tác phẩm Lịch Sử Tư Tưởng Phật Học Trung Quốc dịch từ nguyên tác “Trung Quốc Phật học Tư Tưởng Khái Luận” của Lữ Trừng vốn là tài liệu huấn luyện phiên dịch thể loại sách học thuật tôi đã sử dụng cho lớp phiên dịch của Viện Nghiên cứu. Bản dịch Việt của tác phẩm này đã được Nhóm nghiên cứu Phật học và dịch thuật Tuệ Chủng hoàn tất và xuất bản.

Tác giả Lữ Trừng (1896-1989) là một học giả uyên thâm Phật học người Giang Tô, Trung Quốc, cùng Thái Hư đại sư (1889 – 1947) thành lập Chi Na Nội Học Viện. (Ấn Thuận là học viên của trường này thời bấy giờ). Lữ Trừng thông thạo tiếng Phạn, Tạng, Pali, Nhật, Anh, Pháp… Ban đầu ông chuyên nghiên cứu về mỹ học, nhưng sau đó chuyển sang nghiên cứu ngành Phật học. ông có nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng, riêng hai tác phẩm “Ấn Độ Phật Học Tư Tưởng Khái Luận” và “Trung Quốc Phật Học Tư Tưởng Khái Luận” là hai tác phẩm có nhiều ảnh hưởng đến giới nghiên cứu. Hai tác phẩm này có nội dung nghiên cứu tỉ mỉ sâu sắc, phương pháp nghiên cứu mới, đề xuất một số vấn đề mang tính đột phá, rất cần thiết cho giới nghiên cứu người Việt Nam tham khảo. Tác phẩm Ấn Độ Phật Học Tư Tưởng Khái Luận đã được Hòa thượng Thích Phước Sơn dịch, với tựa đề “Ấn Độ Phật Học Nguyên Lưu Lược Giảng”, xuất bản năm 2011, còn bản dịch Việt của tác phẩm Trung Quốc Phật Học Tư Tưởng Khái Luận có tựa đề Lịch Sử Tư Tưởng Phật Học Trung Quốc nay đã được Trung Tâm Phật học Hán Truyền thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam xuất bản.

icons8-exercise-96 chat-active-icon