Miếu Nhị Phủ

95,000

Miếu Nhị Phủ – Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Cấp Quốc Gia

Miếu Nhị Phủ (quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh) là ngôi miếu đầu tiên của nhóm người Hoa Phúc Kiến có mặt ở Gia Định đã hơn hai thế kỷ. Quá trình hình thành và phát triển của miếu gắn với quá trình nhập cư và định cư trên đất Nam Bộ của người Hoa nói chung và người Hoa Phúc Kiến nói riêng. Trong quá trình phát triển, ngôi miếu đã để lại những giá trị về lịch sử và văn hóa, đã được công nhận là di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1998.

Ông Bốn, vị thần chính được thờ tự trong miếu, vốn là một nhiên thần, dùng chỉ chung vị thần bảo hộ đất đai cư trú, được người Hoa Phúc Kiến đặt thờ trong miếu Nhị Phủ dưới tên gọi Châu Đạt Quan. Đây là một sự kiện đặc biệt thú vị, vì chỉ có tại miếu Nhị Phủ mới xem Ông Bốn là Châu Đạt Quan. Các nơi khác thờ Ông Bổn ở Nam Bộ đều quan niệm Ông Bốn là Trịnh Hòa, là Trương Phúc Đức…

Khảo sát miếu Nhị Phủ không chỉ để tim lại những nét đặc thù trong văn hóa, tín ngưỡng, của người Hoa Phúc Kiến, được thể hiện qua kiến trúc và mỹ thuật, hệ thống tượng thờ, các vị thần được thờ tự.. mà còn để tìm hiểu lễ hội Ông Bổn, nét sinh hoạt văn hóa dân gian của người Hoa Phúc Kiến, qua sinh hoạt truyền thống, cũng như những biến đối trong khu vực đô thị hóa mạnh mẽ như ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Như vậy, cuốn sách này không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học, cung cấp thêm tư liệu, tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân gian của nhóm Hoa Phúc Kiến mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn, bảo tồn văn hóa tộc người của người Hoa nói chung và nhóm Hoa Phúc Kiến nói riêng, góp phần vào việc phát triển du lịch, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được đấy mạnh hơn thời gian tới.

icons8-exercise-96 chat-active-icon