Nghi lễ lên đồng – Lịch sử và giá trị

200,000

“Nghi lễ lên đồng – Lịch sử và giá trị” không chỉ là tổng hợp của hai công trình luận án Thạc sĩ và luận án Tiến sĩ  của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Ngọc Mai, mà còn là kết quả của các nghiên cứu khác về mối liên/quan hệ giữa thực hành nghi lễ lên đồng của người Việt và các thực hành Shaman giáo, múa nghi lễ tôn giáo… của người nhiều tộc người khác trên dải đất Việt Nam. Công trình mang tính chất chuyên khảo, có kết cấu chặt chẽ, lôgic với một dung lượng kiến thức, tri thức không nhỏ. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, sách gồm hai phần, mỗi phần năm chương:

– Phần I: Nghi lễ lên đồng – Lịch sử phát triển.

Chương 1: Lên đồng hầu bóng ở đồng bằng Bắc Bộ và lịch sử phát triển.

Chương 2: Nghi lễ lên đồng hầu bóng ở châu thổ Bắc Bộ và mối quan hệ
với các tôn giáo khác trong khu vực.

Chương 3: Nghi lễ lên đồng hầu bóng và tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu ở châu thổ  Bắc Bộ.

Chương 4: Hiện tượng lên đồng hầu bóng ở châu thổ Bắc Bộ từ đổi mới đến nay
và những tác động của nền kinh tế thị trường.

Chương 5: Trang phục trong nghi lễ lên đồng – góc nhìn văn hóa.

 Phần II: Chủ thể thực hành và giá trị của nghi lễ lên đồng.

Chương 6: Chủ thể văn hóa lên đồng hầu bóng dưới góc nhìn phân tâm học.

Chương 7: Nghi lễ lên đồng hầu bóng và sự chuyển đổi nhận thức
về tâm linh của các Thanh đồng hiện nay.

Chương 8: Bản hội của các Thanh đồng, vốn xã hội và những hệ lụy.

Chương 9: Nghi lễ lên đồng hầu bóng – những giá trị về y học.

Chương 10: Ý nghĩa xã hội, vai trò của nghi lễ lên đồng hầu bóng
đối với văn hóa châu thổ Bắc Bộ.

Cuốn sách là công trình nghiên cứu chuyên khảo công phu, toàn diện về nghi lễ lên đồng với nhiều góc độ của loại hình tín ngưỡng nghi lễ vừa độc đáo vừa đầy tai tiếng mà như tác giả kết luận: “Tồn tại trên nền tảng của tín ngưỡng thờ thánh ở Việt Nam, lên đồng hầu bóng cho dù xét ở góc độ nào đi nữa thì nó vẫn cứ là một dạng diễn xướng văn hóa đặc thù… Nó không chỉ là một cách ứng xử độc đáo mang tính giai cấp mà còn là một hiện tượng văn hóa điển hình mang bản sắc văn hóa Việt. Điều đó thể hiện ở đặc tính tổng hợp, chồng xếp đan xen nhiều sắc thái: tôn giáo tâm lý, văn hóa, xã hội…”.

icons8-exercise-96 chat-active-icon