Nghiên cứu Kinh Lăng-già

291,000

Nghiên cứu Kinh Lăng-già
Một trong những kinh văn quan trọng nhất của Phật giáo Đại Thừa, trong ấy hầu như tất cả các tôn chỉ chính yếu được trình bày, kể cả giáo lý Thiền.
Kinh Lăng-già là một trong các kinh văn Đại Thừa quan trọng nhất, và Phật giáo Nepal xem kinh này là một trong chín kinh điển. Kinh này hàm chứa hầu hết các ý niệm chính, cả mặt triết học và thần học của Phật giáo Đại Thừa. Duy Thức Tông (Yogācāra) của Đại Thừa xem kinh này là kinh văn nền tảng, bởi vì kinh hàm chứa tất cả các ý niệm của duy tâm luận, như Duy-Tâm, tàng thức, làm thành căn bản triết học của tông này.
Bởi vì kinh văn cô đọng, khó hiểu và phức tạp về cách trình bày các ý niệm, tác giả cố gắng hết sức giải thích các ý niệm căn bản của Kinh Lăng-già trong bối cảnh của sự phát triển lịch sử của Phật giáo, mà tuyệt đỉnh là sự xuất hiện của Đại Thừa. Trong phần thứ nhất của sách tác giả đưa ra một nghiên cứu văn bản về kinh trong bối cảnh của nhiều bản dịch thực hiện ở Trung Quốc. Đồng thời tác giả cũng có vạch ra ảnh hưởng của kinh này đối với Phật giáo Trung Quốc và Nhật Bản, nhất là đối với Thiền. Trong phần còn lại của sách, tác giả chuyên chú vào việc giải thích các ý niệm triết học phức tạp tìm thấy trong kinh, và cách mà các ý niệm này được sử dụng bởi nhiều tông phái Phật giáo.
Tác giả cũng vạch ra liên hệ mật thiết hiện hữu giữa Kinh Lăng-già và Phật giáo Thiền. Mặc dù không phải chuyên nhất là một kinh văn Thiền, ảnh hưởng của kinh đối với Thiền không thể nào chối bỏ được. Các ý niệm không liên hệ đến Thiền trong kinh, đặc biệt là các ý niệm thuộc về Duy Thức Tông, cũng được thảo luận bởi tác giả trong phần thứ ba của sách.

Mục lục
NGHIÊN CỨU KINH LĂNG-GIÀ
TỰA CỦA DỊCH GIẢ
LỜI TỰA CỦA TÁC GIẢ
PHẦN I: DẪN NHẬP NGHIÊN CỨU KINH LĂNG-GIÀ
CHƯƠNG 1: CÁC BẢN DỊCH TRUNG VĂN VÀ TẠNG VĂN
CHƯƠNG 2: SO SÁNH NỘI DUNG CỦA BA BẢN DỊCH TRUNG VĂN, MỘT BẢN DỊCH TẠNG VĂN VÀ MỘT NGUYÊN BẢN PHẠN VĂN
CHƯƠNG 3: CÁC VÍ DỤ VỀ DỊ BIỆT GIỮA CÁC VĂN BẢN
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU THÊM VỀ KINH VÀ CÁC LIÊN HỆ NỘI TẠI CỦA KINH
CHƯƠNG 5: KINH LĂNG-GIÀ VÀ BỒ-ĐỀ-ĐẠT-MA, SÁNG TỔ CỦA PHẬT GIÁO THIỀN Ở TRUNG QUỐC
CHƯƠNG 6: NGHIÊN CỨU KINH LĂNG-GIÀ SAU BỒ-ĐỀ-ĐẠT-MA Ở TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN
CHƯƠNG 7: CHƯƠNG DẪN NHẬP CỦA KINH LĂNG-GIÀ
PHẦN II: KINH LĂNG-GIÀ VÀ GIÁO LÝ PHẬT GIÁO THIỀN
GHI CHÚ SƠ KHỞI
CHƯƠNG 8: MỘT TỔNG QUAN VỀ CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH GIẢI THÍCH TRONG KINH
1. Tầm vóc của Phật giáo Đại Thừa
2. Giáo lý của Kinh Lăng-già
3. Tầm quan trọng cực kỳ của nội chứng
4. Kinh nghiệm nội tâm và ngôn ngữ
5. Các phức tạp tai hại phát sinh từ Phân biệt
6. Ý nghĩa của Yathābhūtam và Māyā
7. Vô Sinh có nghĩa là gì?
8. Nirvāṇa được giải thích như thế nào?
9. Yếu tính của Phật tính
10. Xuất Thế Gian Trí
11. Giáo lý Tam Thân
12. Xuất Thế Gian Trí và nguyên nhân tối sơ
13. Ngụ ngôn về cát sông Hằng
CHƯƠNG 9: NỘI DUNG TRÍ THỨC CỦA KINH NGHIỆM PHẬT GIÁO
1. Ngũ Pháp
2. Ba loại tự tính
3. Hai loại trí
4. Lý thuyết Nhị Vô Ngã
CHƯƠNG 10: TÂM LÝ LUẬN CỦA KINH NGHIỆM PHẬT GIÁO
1. Giáo lý Duy Tâm
2. Giải thích các từ quan trọng
3 Lý thuyết Duy Tâm
4. Sự chuyển hóa của hệ thống Thức
5. Ba thể cách của Thức
6. Các tác năng của Bát Thức
7. Tác năng của Mạt-na
8. Sự thức tỉnh của Bát-nhã
CHƯƠNG 10: TÂM LÝ LUẬN CỦA KINH NGHIỆM PHẬT GIÁO
1. Giáo lý Duy Tâm
2. Giải thích các từ quan trọng
3 Lý thuyết Duy Tâm
4. Sự chuyển hóa của hệ thống Thức
5. Ba thể cách của Thức
6. Các tác năng của Bát Thức
7. Tác năng của Mạt-na
8. Sự thức tỉnh của Bát-nhã
CHƯƠNG 11: ĐỜI SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT BỒ-TÁT
1. Kỷ luật tự thân và Gia trì (Adiṣṭhāna)
2. Thanh Tịnh Hóa (Viśuddhi) Tâm
3. Ý Sinh Thân (Manomayakāya)
4. Bồ-tát và đời sống xã hội
5. Bồ-tát không bao giờ nhập Niết-bàn
6. Các nguyện của Bồ-tát và các hoạt động vô nỗ lực
7. Thập nguyện của Bồ-tát Samantabhadra (Phổ Hiền)
PHẦN III: MỘT SỐ LÝ THUYẾT QUAN TRỌNG GIẢI THÍCH TRONG KINH LĂNG-GIÀ
CHƯƠNG 12: GIÁO LÝ “DUY TÂM” (Cittamātra)
1. Một trong các lý thuyết chính của Kinh
2. Các đoạn trích dẫn liên hệ với Giáo lý
3. Tâm (Citta) và Chuyển hóa
4. Citta (Tâm), Ālayavijñāna (A-lại-da Thức) và Ātman (Ngã)
5. Hư vọng phân biệt, Vô sinh và Duyên khởi
6. Bằng cớ của “Duy Tâm”
7. Vài nhận định kết thúc
CHƯƠNG 13: KHÁI NIỆM VÔ SINH (Anutpāda)
1. Kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa và Kinh Lăng-già
2. Vô Sinh (Anutpāda) có nghĩa là gì?
3. Khái niệm của Phật giáo về Bất Tử
4. Vô Sinh có nghĩa là siêu việt Tương đối tính
5. Vô Sinh, Chân lý Siêu việt và Thường hằng Bất khả tư nghị
6. Khái niệm tích cực trong Vô Sinh
CHƯƠNG 14: TAM THÂN CỦA PHẬT
1. Đại cương Giáo lý
2. Kinh Kim Quang Minh về Tam Thân
3. Pháp Thân trong Kinh Lăng-già
4. Chưa có Tam Thân, mà chỉ có một Phật Tam Vị
5. Đẳng Lưu (Niṣyanda) và Biến Hóa (Nirmāṇa) Phật
6. Vipāka Buddha (Dị Thục Phật/Báo Phật)
7. Tam Thân trong Đại Thừa Khởi Tín Luận
CHƯƠNG 15: TATHĀGATA (NHƯ LAI)
CHƯƠNG 16: CÁC CHỦ ĐỀ THỨ YẾU
1. Nhất Thừa (Ekayāna)
2. Ngũ Vô Gián Nghiệp
3. Lục Ba-la-mật (Pāramitā)
4. Tứ Thiền
5. Thực Nhục (Māṁsabhakṣaṇa)
TỪ VỰNG: PHẠN VĂN – TRUNG VĂN – VIỆT VĂN

Hết hàng

icons8-exercise-96 chat-active-icon