Triết Học Trung Quốc Thời Tiên Tần

360,000

Thời Tiên Tần là giai đoạn cực thịnh của triết học Trung Quốc với cuộc đại biến động đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Cục diện ” bách gia tranh minh” thời bấy giờ đã mở ra những chân trời tư tưởng vô cùng phong phú và đa dạng, không chỉ cho lịch sử triết học Trung Quốc về sau mà còn cho cả nền triết học nhân loại. Nếu triết gia A.N. Whitehead đánh giá truyền thống triết học châu Âu chỉ là ” một loạt các chú thích cho triết học Plato”, thì ta cũng có thể nói rằng triết học Trung Quốc sau thời Tiên Tần là “một loạt những chú thích” cho kho tàng tư tưởng được khai nguồn từ Xuân Thu- Chiến Quốc.

Có lẽ đây là bộ triết học sử Trung Quốc phong phú và công phu nhất. Về triết học Trung Quốc, Phùng Hữu Lan là một học giả được thế giới công nhận là triết gia . Với cách biên khảo khoa học và kiến thức uyên bác , tư duy độc sáng với các kiến giải mà ông xác định là riêng của bản thân chứ không dựa theo bất cứ người nào khác , ông đã đem lại những cái nhìn mới lạ về các tác phẩm kinh điển cổ đại vốn ít nhiều đã quen thuộc với đa số độc giả xưa nay. Bộ Trung Quốc Triết Học Sử này vì thế vô cùng bổ ích cho người quan tâm tìm hiểu về triết học Trung Quốc .

icons8-exercise-96 chat-active-icon