Tác giả : Nhiều tác giả
Nhà xuất bản : Đà Nẵng
Năm xuất bản : 2023
Khổ sách :539 trang
Bìa sách :Bìa mềm
₫160,000
Phong trào Đông du những năm đầu thế kỷ XX, là một trong những phong trào yêu nước tiêu biểu nhất trong giai đoạn lịch sử cận đại của đất nước. Đó là một cuộc vận động “cầu học” lớn lao, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Việt Nam, do Phan Bội Châu cùng với Tiểu La Nguyễn Thành, cùng các yếu nhân của Duy tân hội ở Quảng Nam khởi xướng.
Từ năm 1905, Phan Bội Châu, với sự vạch lối và hậu thuẫn của Duy tân hội, đã đưa ba thanh niên là Nguyễn Thức Canh, Nguyễn Điển, Lê Khiết, từ miền Trung Việt Nam, vượt biển qua Nhật Bản, mở đầu cho phong trào Đông du “cầu học” tại xứ sở “hoa anh đào”, diễn ra từ năm 1905 đến năm 1909.
Trong bối cảnh lịch sử đất nước suy tàn bởi hệ quả của nền giáo dục Nho giáo lạc hậu, đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, giày xéo, phong trào Đông du mang khát vọng học tập sự tiến bộ của Nhật Bản, nhằm xây dựng một lực lượng tiến bộ quay trở về chấn hưng đất nước, giải phóng dân tộc. Chính vì vậy, phong trào Đông du phát triển liên lục với một tinh thần mạnh mẽ. Đến năm 1908, số lượng du học sinh Việt Nam học tập tại Nhật Bản thông qua phong trào Đông du lên tới 200 người, với nội dung học tập phong phú, khoa học và thực tiễn.
Tuy thất bại vào năm 1909, bởi sự thỏa hiệp giữa Nhật Bản với Pháp nhưng phong trào Đông du có tác động mạnh mẽ tới tư tưởng yêu nước của Việt Nam lúc đó, phong trào Đông du đã trở thành một biểu tượng cho khát vọng học hỏi, tìm kiếm con đường cứu nước mới, trước sự thất bại liên tục của các khuynh hướng cứu nước đã và đang diễn ra ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.