Một Nghiên Cứu Về Giác Tính Con Người (An Enquiry Concerning Human Understanding)

123,000

Mô Tả Sản Phẩm
MỘT NGHIÊN CỨU VỀ GIÁC TÍNH CON NGƯỜI (An Enquiry Concerning Human Understanding)

David Hume sinh năm 1711 tại thành phố Edinburgh của Scotland trong một gia đình quý tộc, giàu có. Ông là triết gia lớn, nhà sử học và là nhân vật vĩ đại của chủ nghĩa duy nghiệm Anh, là một trong những tên tuổi lớn trong Thời kỳ Khai sáng. Những tác phẩm của ông thường đề cập đến việc nghiên cứu giác tính con người, tương quan giữa lý trí và định mệnh, những điểm yếu trong nền tảng của tôn giáo và sự hấp dẫn của chủ nghĩa hoài nghi, và đề tài lịch sử.

Cuốn An Enquiry Concerning Human Understanding (Một nghiên cứu về giác tính con người, 1748) được xuất bản nhằm đưa nội dung tác phẩm của ông A Treatise of Human Nature (Khảo luận về bản tính con người) (1738) tới rộng rãi đối tượng người đọc hơn.

Thông qua triết học của mình, Hume đã cố gắng tìm hiểu một thứ mà khoa học vẫn chưa lý giải được đó là bản chất hoạt động của bộ óc con người. Khoa học ngày càng đạt được nhiều tiến bộ trong việc tìm hiểu thế giới, nhưng phần lớn tâm trí con người vẫn chưa được khám phá. Hume là người tiên phong trong việc sử dụng các nguyên tắc khoa học để khám phá cách chúng ta nghĩ về bản chất của sự nghĩ.

Theo quan điểm của Hume, nhiều niềm tin của chúng ta về thế giới không xuất phát từ kinh nghiệm hay lý trí mà từ cách trí óc chúng ta hoạt động (niềm tin đó nảy nở từ cái gốc tự nhiên sẵn trong ta).

Hume cho thấy trong khi con người cố gắng lý giải và gắn kết kinh nghiệm với niềm tin về sự tồn tại của mối liên hệ nhân quả, thì bản thân mối liên hệ nhân quả này không bắt nguồn từ bất kỳ duy nghiệm nào. Theo Hume, duy nghiệm của chúng ta bắt nguồn từ những thói quen nhất định của tâm trí.

Ta kinh nghiệm quá khứ, hiện tại và mong đợi sự tương đồng sẽ xảy ra trong tương lai; nhưng đó không phải là hành vi từ kinh nghiệm, mà từ bản chất của mỗi chúng ta.

icons8-exercise-96 chat-active-icon